Năm An toàn giao thông 2019: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”

Thứ năm - 18/04/2019 23:00
Năm 2019, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã xây dựng chương trình Năm an toàn giao thông với chủ đề chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi môtô, xe máy”, với mục tiêu phấn đấu giảm từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương, giảm thương vong do tai nạn giao thông trong vận tải hành khách và người đi môtô xe máy 10% ; khắc phục ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các trục giao thông chính.

261 honda1

Trong những năm qua, công tác bảo đảm trật tự ATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực, liên tục từ năm 2012 - 2018 tai nạn giao thông đã được kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Năm 2018, toàn quốc xảy ra toàn quốc xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.248 người, bị thương 14.802 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tai nạn giao thông giảm 1.348 vụ, số người chết giảm 33 người, số người bị thương giảm 2.238 người.

Năm 2019, với đà kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, nhu cầu giao thông, số phương tiện tiếp tục gia tăng, tạo nên thách thức lớn cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã xây dựng chương trình Năm an toàn giao thông 2019 với chủ đề chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi môtô, xe máy”.

Trên tinh thần đó, Ban an toàn giao thông huyện, thị, thành, các cơ quan, đơn vị là thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh cần quán triệt và tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến địa phương đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Hai là, tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đến các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên".

Ba là, tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; các biện pháp phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng chất ma túy, chất có cồn hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật nghiêm cấm. Trách nhiệm của chủ phương tiện vận tải nếu để lái xe gây ra hậu quả nghiêm trọng; quy định về khám sức khỏe định kỳ cho lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.

Bốn là, các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban an toàn giao thông huyện thành thị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, từng hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.

Năm là, phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân nâng cao trách nhiệm trong coogn tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị.

Nguồn tin: Theo Ban an toàn giao thông tỉnh Phú Thọ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây