Kỷ niệm 75 năm các Công ước Geneva – “Một bộ quy tắc mà tất cả chúng ta đều đồng lòng”

Thứ tư - 20/11/2024 20:00

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 75 năm bốn Công ước Geneva năm 1949, là dịp để chúng ta cùng suy ngẫm về vai trò cơ bản của các Công ước trong việc bảo vệ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang. Các Công ước Geneva được thông qua vào năm 1949 và hiện đã được phê chuẩn trên toàn cầu, thể hiện sự thừa nhận chung chiến tranh cần có các quy định để hạn chế tác động tàn phá của nó đối với nhân loại. Các Công ước Geneva năm 1949 và các Nghị định thư bổ sung là nền tảng của Luật Nhân đạo quốc tế - đã đưa ra những quy tắc quan trọng nhất nhằm hạn chế sự tàn khốc của chiến tranh; bảo vệ những người không tham chiến (thường dân, y tế, nhân viên cứu trợ) và những người không còn khả năng tham chiến (thương binh, bệnh binh, tù binh chiến tranh).

Ngày 05/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi Công hàm tới Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ tuyên bố gia nhập 4 Công ước Giơ-ne-vơ về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh.

Nguồn gốc và mục đích

Các Công ước Geneva được thông qua vào năm 1949 và hiện đã được phê chuẩn trên toàn cầu, thể hiện sự thừa nhận chung rằng chiến tranh cần có các quy định để hạn chế tác động tàn phá của nó đối với nhân loại. Chúng tạo thành cốt lõi của Luật Nhân đạo quốc tế, bảo vệ những người không hoặc không còn tham gia vào cuộc chiến. Luật Nhân đạo quốc tế cũng quy định việc tiến hành xung đột vũ trang bằng cách hạn chế các phương tiện và phương thức chiến tranh nhằm duy trì phần nào tính nhân đạo trong xung đột vũ trang, cứu sống và giảm bớt đau khổ. Công ước Geneva nói riêng và Luật Nhân đạo quốc tế nói chung bảo vệ quyền của tất cả mọi người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang và đảm bảo rằng tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, đều được coi là con người.

75 năm trôi qua, những quy tắc này vẫn phù hợp hơn bao giờ hết

Khi các bên tôn trọng luật pháp, tính mạng con người được bảo vệ, gia đình giữ liên lạc với người thân và người bị giam giữ giữ được phẩm giá của mình. Những điều này ít được nhìn thấy hoặc ít được đưa tin hơn, nhưng đó là những lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Luật Nhân đạo quốc tế đóng vai trò như một lực cản đối với hành vi vô nhân đạo trong chiến tranh và rằng chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không có những quy tắc đó.

Vai trò quan trọng của Luật Nhân đạo quốc tế

Khi Luật Nhân đạo quốc tế (IHL) được tôn trọng, tính mạng con người được bảo vệ và nhân phẩm con người được đề cao. Kỷ niệm 75 năm Công ước Geneva – nền tảng của Luật Nhân đạo quốc tế – nhắc nhở chúng ta về một thỏa thuận của toàn thế giới: Chiến tranh phải có giới hạn và ở bất kể hoàn cảnh nào, việc tôn trọng phẩm giá con người và lòng nhân ái phải luôn định hướng cho hành động của chúng ta.

Theo dõi tin tức trên các kênh truyền thông chúng ta dễ nghĩ rằng Luật Nhân đạo quốc tế không còn phù hợp và không bao giờ được tôn trọng. Các cuộc chiến tranh ngày nay tiếp tục để lại những hậu quả khủng khiếp: Cướp đi sinh mạng, chia cắt gia đình và gây ra những đau khổ không kể xiết. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào các nạn nhân của xung đột vũ trang và nhu cầu của họ, Luật Nhân đạo quốc tế đã ngăn chặn và giảm thiểu một số hậu quả tồi tệ nhất của chiến tranh – mặc dù còn nhiều việc phải làm để cải thiện việc thực hiện và tuân thủ.

Năm nay chúng ta kỷ niệm 75 năm Công ước Geneva với các hiệp ước quốc tế đặt ra giới hạn cho các cuộc xung đột vũ trang. Các bên tham chiến là đối tượng duy nhất có trách nhiệm thực thi các quy tắc chiến tranh, biến những quy tắc đó thành hiện thực và bảo vệ sự sống.

 

bai dang fb 1200 x 1500 px 4

 

Tác giả bài viết: Hiền Lê (lược dịch từ ifrc.org)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây