Vài câu chuyện về Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng có lần phát biểu: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”...
Cương quyết, không khoan nhượng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, song Chủ tịch nước cũng là vị nguyên thủ thấu đáo, tình cảm, nhân hậu, gần gũi, giản dị, dí dỏm khi tiếp xúc với cán bộ và nhân dân.
Đáp ứng đề nghị của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, từ ngày 26 đến 28 tháng 01 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đến thăm và tặng quà Tết đồng bào nghèo, các gia đình có công với cách mạng tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang[1]. Và sau đó, năm nào Chủ tịch nước cũng tham gia, hưởng ứng Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” của Hội. Tôi may mắn được tham gia thành viên Đoàn công tác và mục sở thị các hoạt động của Chủ tịch nước, trong đó có những chi tiết hoạt động đã để lại trong lòng mỗi thành viên tham gia Đoàn không chỉ sự xúc động, kính trọng, mà còn là sự trăn trở về bổn phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ làm công tác nhân đạo.
►Câu chuyện thứ Nhất: Không để bất cứ ai trở thành “người thừa”
Trước chuyến đi đầu tiên (ngày 10/12/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trụ sở Trung ương Hội làm việc. Hôm đó, ông Mark Boot (Tổng Giám đốc Công ty Cô Gái Hà Lan) là người nước ngoài duy nhất dự buổi làm việc để cuối buổi ông thay mặt Công ty trao tặng 50 con bò giống, trị giá 600 triệu đồng cho dự án “Ngân hàng bò”, ủng hộ Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang). Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Công ty được bố trí ngồi cạnh ông Mark Boot. Chương trình làm việc diễn ra một lúc, Chủ tịch nước vẫy tôi tới và hỏi: “Sao không bố trí người dịch cho ông Mark Boot”. Gần 100 người dự buổi làm việc hôm đó đã không ai để ý đến chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng khi tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài.
Tôi cứ hình dung nếu như mình được mời đến đâu đó, mọi người nói gì mình không hiểu mà phải ngồi cả buổi thì sẽ cảm thấy “thừa” đến như thế nào. Sau đó, Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Công ty đã được yêu cầu làm phiên dịch buổi hôm đó cho ông Mark Boot.
►Câu chuyện thứ Hai: Quan tâm tới người có công, tránh làm tổn thương người dân vì những suy nghĩ không thấu đáo
Tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang khi bố trí thăm một số gia đình có công với cách mạng (có 3 gia đình nhà ở sát nhau: gia đình cụ Nguyễn Tiến Sự, gia đình cụ Hoàng Trung Nguyên và gia đình cụ Hoàng Trung Dân. Đây là những gia đình đã bảo vệ, làm liên lạc, dành nhà ở, phục vụ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chuẩn bị tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945). Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dự kiến bố trí Chủ tịch nước thăm 2 trong số 3 gia đình nói trên.
Sự cạn hẹp trong ý nghĩ và sự chuẩn bị của chúng tôi suýt nữa đã làm hỏng và mất ý nghĩa của chuyến đi, thậm chí làm tổn thương những người đã có công lớn với cách mạng.
May mà Chủ tịch nước đã phát hiện ra sự bất hợp lý đó và nhanh chóng điều chỉnh, quyết định thăm cả 3 gia đình. Sự chu đáo trong cách nghĩ của Chủ tịch nước đã làm chúng tôi thấm thía, là bài học bổ ích trong cách nghĩ, cách làm mỗi khi cán bộ, công chức thay mặt Nhà nước tiếp xúc với nhân dân.
►Câu chuyện thứ Ba: Giá như mỗi người làm tốt hơn chức trách, phận sự của mình
Trên đường từ nhà gia đình cụ Hoàng Trung Nguyên (gia đình giúp thông tin liên lạc phục vụ Bác Hồ trong thời gian Người ở và làm việc tại xóm này) tới gia đình cụ Hoàng Trung Dân (nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở và làm việc từ tháng 5 tới cuối tháng 8 năm 1945), Đoàn công tác đi ngang qua một nhà trẻ. Gần 10 bé, khoảng 3 đến 5 tuổi, cùng nhân dân đứng hai bên đường chào đón. Chủ tịch nước dừng lại thăm hỏi các bé và mọi người. Các bé đã đồng thanh hát bài “Cháu lên ba”. Chủ tịch nước rất xúc động, bế và chụp ảnh với bé nhỏ nhất.
Là thành viên của Đoàn công tác, giúp chuẩn bị về nội dung và hậu cần, chúng tôi đã thiếu chu đáo. Nếu lúc đó Đoàn có những chiếc kẹo hay những bao lì xì, chắc chắn các bé sẽ được nhận một phần thưởng nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa từ Chủ tịch nước và đó sẽ là kỷ niệm đẹp, không thể quên của các bé sau này. Từ sau lần đó, ngoài những phần quà chung, các đoàn công tác tháp tùng Chủ tịch nước đi thăm, tặng quà nhân dân luôn có thêm những gói kẹo bánh nhiều hương vị.
Trong mỗi chức trách, phận sự của mình, giá như mỗi người làm tốt hơn, có trách nhiệm hơn, chắc chắn người dân cũng sẽ được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.
►Câu chuyện thứ Tư: Những chiếc áo đỏ
Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các đối tượng dễ bị tổn thương và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trong khoảng 300 sự kiện dầy đặc mỗi năm, trên dưới mười lần Chủ tịch nước tham gia các hoạt động và làm việc với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Dành nhiều tâm huyết với công tác nhân đạo của đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rất thích chúng tôi mặc áo màu đỏ (màu áo truyền thống của Hội Chữ thập đỏ) trong các chuyến công tác và cả khi chúng tôi được tiếp cận để báo cáo công việc. Chủ tịch nước luôn quan tâm và thường xuyên nhắc chúng tôi nếu không thấy có màu đỏ trong trang phục. Chủ tịch cũng rất vui và luôn dành một chút thời gian trong các chuyến công tác với lịch chật cứng để chụp ảnh với các cán bộ mặc đồng phục Chữ thập đỏ của địa phương.
►Câu chuyện thứ Năm: Không được bỏ đồng đội trong mọi tình huống
Khi di chuyển sang tỉnh thứ hai để nghỉ tối và chuẩn bị cho chương trình làm việc hôm sau, một sự cố hi hữu đã xảy ra với Đoàn công tác. Xe chở nhóm phóng viên truyền hình chuyên trách của Chủ tịch nước đã bốc khói và không thể di chuyển tiếp.
Trong lúc ăn cơm, Chủ tịch nước bao giờ cũng để ý xem các thành viên trong Đoàn đã đông đủ chưa. Hỏi ra, mới biết các anh em phóng viên vẫn đang vừa sửa chữa xe, vừa tác nghiệp và chưa về ăn tối.
Hôm đó, Chủ tịch nước không vui và căn dặn chúng tôi: Không được bỏ đồng đội trong mọi tình huống. Trong tác nghiệp và tác chiến, việc giữ vững đội hình, hỗ trợ đồng đội là hết sức cần thiết. Chủ tịch nước cũng không vui, vì hôm đó, bữa cơm do văn phòng tỉnh ủy bố trí tiếp Đoàn công tác thịnh soạn và dư thừa - trong khi mà người dân còn chưa được no đủ.
Lần đầu tiên và duy nhất trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi thấy Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không vui.
Giá như chuyện này không xảy ra và tôi không phải kể lại thì tốt biết bao.
Tôi cứ áy náy và suy nghĩ mãi về điều này!
Đêm 27 Tết Ất Mùi-2015
- Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi " Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo"
Cương quyết, không khoan nhượng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, song Chủ tịch nước cũng là vị nguyên thủ thấu đáo, tình cảm, nhân hậu, gần gũi, giản dị, dí dỏm khi tiếp xúc với cán bộ và nhân dân.
Đáp ứng đề nghị của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, từ ngày 26 đến 28 tháng 01 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đến thăm và tặng quà Tết đồng bào nghèo, các gia đình có công với cách mạng tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang[1]. Và sau đó, năm nào Chủ tịch nước cũng tham gia, hưởng ứng Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” của Hội. Tôi may mắn được tham gia thành viên Đoàn công tác và mục sở thị các hoạt động của Chủ tịch nước, trong đó có những chi tiết hoạt động đã để lại trong lòng mỗi thành viên tham gia Đoàn không chỉ sự xúc động, kính trọng, mà còn là sự trăn trở về bổn phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ làm công tác nhân đạo.
►Câu chuyện thứ Nhất: Không để bất cứ ai trở thành “người thừa”
Trước chuyến đi đầu tiên (ngày 10/12/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trụ sở Trung ương Hội làm việc. Hôm đó, ông Mark Boot (Tổng Giám đốc Công ty Cô Gái Hà Lan) là người nước ngoài duy nhất dự buổi làm việc để cuối buổi ông thay mặt Công ty trao tặng 50 con bò giống, trị giá 600 triệu đồng cho dự án “Ngân hàng bò”, ủng hộ Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang). Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Công ty được bố trí ngồi cạnh ông Mark Boot. Chương trình làm việc diễn ra một lúc, Chủ tịch nước vẫy tôi tới và hỏi: “Sao không bố trí người dịch cho ông Mark Boot”. Gần 100 người dự buổi làm việc hôm đó đã không ai để ý đến chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng khi tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài.
Tôi cứ hình dung nếu như mình được mời đến đâu đó, mọi người nói gì mình không hiểu mà phải ngồi cả buổi thì sẽ cảm thấy “thừa” đến như thế nào. Sau đó, Ông Trần Quốc Huân, Phó Tổng Giám đốc Công ty đã được yêu cầu làm phiên dịch buổi hôm đó cho ông Mark Boot.
►Câu chuyện thứ Hai: Quan tâm tới người có công, tránh làm tổn thương người dân vì những suy nghĩ không thấu đáo
Tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang khi bố trí thăm một số gia đình có công với cách mạng (có 3 gia đình nhà ở sát nhau: gia đình cụ Nguyễn Tiến Sự, gia đình cụ Hoàng Trung Nguyên và gia đình cụ Hoàng Trung Dân. Đây là những gia đình đã bảo vệ, làm liên lạc, dành nhà ở, phục vụ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chuẩn bị tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945). Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dự kiến bố trí Chủ tịch nước thăm 2 trong số 3 gia đình nói trên.
Sự cạn hẹp trong ý nghĩ và sự chuẩn bị của chúng tôi suýt nữa đã làm hỏng và mất ý nghĩa của chuyến đi, thậm chí làm tổn thương những người đã có công lớn với cách mạng.
May mà Chủ tịch nước đã phát hiện ra sự bất hợp lý đó và nhanh chóng điều chỉnh, quyết định thăm cả 3 gia đình. Sự chu đáo trong cách nghĩ của Chủ tịch nước đã làm chúng tôi thấm thía, là bài học bổ ích trong cách nghĩ, cách làm mỗi khi cán bộ, công chức thay mặt Nhà nước tiếp xúc với nhân dân.
►Câu chuyện thứ Ba: Giá như mỗi người làm tốt hơn chức trách, phận sự của mình
Trên đường từ nhà gia đình cụ Hoàng Trung Nguyên (gia đình giúp thông tin liên lạc phục vụ Bác Hồ trong thời gian Người ở và làm việc tại xóm này) tới gia đình cụ Hoàng Trung Dân (nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở và làm việc từ tháng 5 tới cuối tháng 8 năm 1945), Đoàn công tác đi ngang qua một nhà trẻ. Gần 10 bé, khoảng 3 đến 5 tuổi, cùng nhân dân đứng hai bên đường chào đón. Chủ tịch nước dừng lại thăm hỏi các bé và mọi người. Các bé đã đồng thanh hát bài “Cháu lên ba”. Chủ tịch nước rất xúc động, bế và chụp ảnh với bé nhỏ nhất.
Là thành viên của Đoàn công tác, giúp chuẩn bị về nội dung và hậu cần, chúng tôi đã thiếu chu đáo. Nếu lúc đó Đoàn có những chiếc kẹo hay những bao lì xì, chắc chắn các bé sẽ được nhận một phần thưởng nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa từ Chủ tịch nước và đó sẽ là kỷ niệm đẹp, không thể quên của các bé sau này. Từ sau lần đó, ngoài những phần quà chung, các đoàn công tác tháp tùng Chủ tịch nước đi thăm, tặng quà nhân dân luôn có thêm những gói kẹo bánh nhiều hương vị.
Trong mỗi chức trách, phận sự của mình, giá như mỗi người làm tốt hơn, có trách nhiệm hơn, chắc chắn người dân cũng sẽ được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.
►Câu chuyện thứ Tư: Những chiếc áo đỏ
Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các đối tượng dễ bị tổn thương và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trong khoảng 300 sự kiện dầy đặc mỗi năm, trên dưới mười lần Chủ tịch nước tham gia các hoạt động và làm việc với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Dành nhiều tâm huyết với công tác nhân đạo của đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rất thích chúng tôi mặc áo màu đỏ (màu áo truyền thống của Hội Chữ thập đỏ) trong các chuyến công tác và cả khi chúng tôi được tiếp cận để báo cáo công việc. Chủ tịch nước luôn quan tâm và thường xuyên nhắc chúng tôi nếu không thấy có màu đỏ trong trang phục. Chủ tịch cũng rất vui và luôn dành một chút thời gian trong các chuyến công tác với lịch chật cứng để chụp ảnh với các cán bộ mặc đồng phục Chữ thập đỏ của địa phương.
►Câu chuyện thứ Năm: Không được bỏ đồng đội trong mọi tình huống
Khi di chuyển sang tỉnh thứ hai để nghỉ tối và chuẩn bị cho chương trình làm việc hôm sau, một sự cố hi hữu đã xảy ra với Đoàn công tác. Xe chở nhóm phóng viên truyền hình chuyên trách của Chủ tịch nước đã bốc khói và không thể di chuyển tiếp.
Trong lúc ăn cơm, Chủ tịch nước bao giờ cũng để ý xem các thành viên trong Đoàn đã đông đủ chưa. Hỏi ra, mới biết các anh em phóng viên vẫn đang vừa sửa chữa xe, vừa tác nghiệp và chưa về ăn tối.
Hôm đó, Chủ tịch nước không vui và căn dặn chúng tôi: Không được bỏ đồng đội trong mọi tình huống. Trong tác nghiệp và tác chiến, việc giữ vững đội hình, hỗ trợ đồng đội là hết sức cần thiết. Chủ tịch nước cũng không vui, vì hôm đó, bữa cơm do văn phòng tỉnh ủy bố trí tiếp Đoàn công tác thịnh soạn và dư thừa - trong khi mà người dân còn chưa được no đủ.
Lần đầu tiên và duy nhất trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi thấy Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không vui.
Giá như chuyện này không xảy ra và tôi không phải kể lại thì tốt biết bao.
Tôi cứ áy náy và suy nghĩ mãi về điều này!
Đêm 27 Tết Ất Mùi-2015
- Tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi " Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo"
[1] Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (ngày 23/11/1946) và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên trong suốt 23 năm tới khi Người qua đời. Tiếp đó, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười (từ năm 1995 đến năm 2001), nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (từ tháng 8/2001 đến tháng 7/2012) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (từ tháng 7/2012) làm Chủ tịch danh dự của Hội.
Tác giả bài viết: Trần Quốc Hùng - TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập25
- Hôm nay730
- Hôm qua889
- Tháng hiện tại57,901
- Tổng lượt truy cập1,887,454,998