Đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét thay vì điểm số: Thuận lợi cho trò, vất vả cho thầy
Sau một năm triển khai thí điểm, năm học 2014-2015, Bộ GD-ĐT dự kiến đổi mới phương pháp đánh giá học sinh (HS) tiểu học và áp dụng đại trà trên toàn quốc. Thay vì công cụ quen thuộc là cho điểm số, phương pháp đánh giá mới sẽ có sự tham gia tích cực của hình thức nhận xét, đánh giá theo hướng khuyến khích, động viên HS tiến bộ. Việc cho điểm chỉ áp dụng với bài kiểm tra định kỳ. Sự điều chỉnh này được kỳ vọng sẽ tạo tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của HS, dù còn đó sự băn khoăn.
Giảm áp lực cho trò
Những năm gần đây, việc đánh giá HS tiểu học đã có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Thông tư số 28/ 1990//BGDĐT được ban hành vào năm 1990, quy định HS được đánh giá bằng điểm số, sau mỗi tháng sẽ cộng vào và chia ra để lấy điểm trung bình cộng nhằm xếp hạng HS từ cao xuống thấp. 5 năm sau, Bộ GD-ĐT bỏ việc xếp hạng HS trong lớp, việc đánh giá HS được tiến hành ở từng môn học. Năm 2000, cách đánh giá HS bằng kết hợp đánh giá định lượng và định tính được thí điểm, chỉ có một số môn học được cho điểm, các môn còn lại được đánh giá bằng nhận xét. Riêng với HS lớp 1, việc khuyến khích các nhà trường không cho điểm, chuyển sang đánh giá bằng nhận xét được Bộ GD-ĐT thí điểm triển khai từ năm học trước.
Nhìn lại quá trình này, có thể thấy phương pháp đánh giá ngày càng được cải tiến theo hướng giảm áp lực cho HS tiểu học, nhất là với HS năm đầu cấp tiểu học. Bên cạnh yêu cầu không cho điểm với HS lớp 1, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện đồng thời một số quy định như không được xếp hạng HS, không so sánh giữa các HS, không phê bình HS trước lớp… Sự hỗ trợ của giáo viên (GV) trong quá trình đổi mới phương pháp đánh giá đã giúp HS nhận rõ đâu là điểm mạnh của bản thân để phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục. Nhờ đó, mỗi HS đều có cơ hội phát triển toàn diện theo năng lực và định hướng của mình.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa ở giai đoạn trước là không quan tâm nhiều đến khâu đánh giá. Điều này đã được nhận thức lại và nay thì kiểm tra, đánh giá được Bộ GD-ĐT xác định là khâu đột phá để tạo tác động tích cực tới quá trình dạy và học. Việc lạm dụng điểm số trong đánh giá thường khiến HS gặp nhiều áp lực, thậm chí khiến HS mặc cảm với bạn bè, thầy cô, có thái độ ít tích cực đối với việc học tập, rèn luyện. Cách đánh giá mới đã đi đúng với mục tiêu đổi mới giáo dục, quan tâm hỗ trợ HS tiến bộ.
Thầy cô vất vả
Thực tế ở các nhà trường cho thấy, việc thay đổi thói quen (từ chỗ đánh giá cho điểm chuyển sang nhận xét) là rào cản lớn nhất của GV trong quá trình đổi mới phương pháp đánh giá. Việc phải theo sát từng HS, nhận ra những điểm nổi trội để khuyến khích, những mặt còn chưa đạt để có biện pháp hỗ trợ và chỉ ra những định hướng cụ thể phù hợp với năng lực của mỗi HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Đó là một thách thức không nhỏ đối với GV ở các thành phố lớn, nơi mà sĩ số bình quân trong một lớp phổ biến ở mức 50 HS/lớp.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày khai giảng năm học mới 2014-2015. Để triển khai hiệu quả chủ trương nói trên, nhiều hiệu trưởng nhà trường cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai và tổ chức tập huấn cho GV. Nếu không, việc đánh giá bằng nhận xét sẽ chỉ là hình thức, khó đem lại hiệu quả như mong muốn. Những nơi đông HS dễ xảy ra tìnhh trạng GV không bao quát được toàn bộ HS ở các mặt, mà chỉ đánh giá được hai "đầu": HS giỏi và HS cá biệt.
Khảo sát thực tế trong quá trình thí điểm cho thấy, nhiều GV gặp khó là bởi chưa nắm rõ được mục tiêu, yêu cầu và cách thức triển khai cụ thể phương pháp đánh giá bằng nhận xét. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thì từ trước tới nay, việc đánh giá cho điểm bao giờ cũng đi kèm với việc nhận xét. Nay, thay vì cho điểm, nếu HS làm bài đúng, GV "cho" chữ "Đ", nếu sai thì sửa hoặc gạch chân để HS tự sửa. Sắp tới, sau khi có chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho GV trong việc đánh giá bằng nhận xét thường xuyên, giúp GV hiểu rõ bản chất của việc đưa ra nhận xét là để khích lệ từng HS tiến bộ, chứ không phải tạo ra áp lực với các HS.
Với những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu cách thức kiểm tra, đánh giá ở nhiều nước tiên tiến và thực tế GD-ĐT của Việt Nam hiện nay, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, GV cần quan sát HS thường xuyên và ghi lại nhận xét theo một số yêu cầu về rèn luyện đạo đức, ý thức phấn đấu trong học tập, ý thức chấp hành kỷ luật, rèn luyện thân thể, tham gia hoạt động tập thể. Đây là những yêu cầu cơ bản mà mỗi GV chủ nhiệm bắt buộc phải ghi tỉ mỉ vào học bạ để HS biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên cho HS hoặc chỉ ra hướng phấn đấu, chứ không chỉ nhận xét chung chung như "có tiến bộ", "cần cố gắng"… Với những HS thiếu ý thức, ít tiến bộ thì có thể ghi thành một thông báo riêng để gia đình có sự phối hợp tích cực. Cách thức này có thể khiến thầy, cô giáo vất vả hơn, nhưng cái "được" là góp phần chống lại "bệnh thành tích" trong giáo dục.
Những năm gần đây, việc đánh giá HS tiểu học đã có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Thông tư số 28/ 1990//BGDĐT được ban hành vào năm 1990, quy định HS được đánh giá bằng điểm số, sau mỗi tháng sẽ cộng vào và chia ra để lấy điểm trung bình cộng nhằm xếp hạng HS từ cao xuống thấp. 5 năm sau, Bộ GD-ĐT bỏ việc xếp hạng HS trong lớp, việc đánh giá HS được tiến hành ở từng môn học. Năm 2000, cách đánh giá HS bằng kết hợp đánh giá định lượng và định tính được thí điểm, chỉ có một số môn học được cho điểm, các môn còn lại được đánh giá bằng nhận xét. Riêng với HS lớp 1, việc khuyến khích các nhà trường không cho điểm, chuyển sang đánh giá bằng nhận xét được Bộ GD-ĐT thí điểm triển khai từ năm học trước.
Nhìn lại quá trình này, có thể thấy phương pháp đánh giá ngày càng được cải tiến theo hướng giảm áp lực cho HS tiểu học, nhất là với HS năm đầu cấp tiểu học. Bên cạnh yêu cầu không cho điểm với HS lớp 1, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện đồng thời một số quy định như không được xếp hạng HS, không so sánh giữa các HS, không phê bình HS trước lớp… Sự hỗ trợ của giáo viên (GV) trong quá trình đổi mới phương pháp đánh giá đã giúp HS nhận rõ đâu là điểm mạnh của bản thân để phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục. Nhờ đó, mỗi HS đều có cơ hội phát triển toàn diện theo năng lực và định hướng của mình.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa ở giai đoạn trước là không quan tâm nhiều đến khâu đánh giá. Điều này đã được nhận thức lại và nay thì kiểm tra, đánh giá được Bộ GD-ĐT xác định là khâu đột phá để tạo tác động tích cực tới quá trình dạy và học. Việc lạm dụng điểm số trong đánh giá thường khiến HS gặp nhiều áp lực, thậm chí khiến HS mặc cảm với bạn bè, thầy cô, có thái độ ít tích cực đối với việc học tập, rèn luyện. Cách đánh giá mới đã đi đúng với mục tiêu đổi mới giáo dục, quan tâm hỗ trợ HS tiến bộ.
Thầy cô vất vả
Thực tế ở các nhà trường cho thấy, việc thay đổi thói quen (từ chỗ đánh giá cho điểm chuyển sang nhận xét) là rào cản lớn nhất của GV trong quá trình đổi mới phương pháp đánh giá. Việc phải theo sát từng HS, nhận ra những điểm nổi trội để khuyến khích, những mặt còn chưa đạt để có biện pháp hỗ trợ và chỉ ra những định hướng cụ thể phù hợp với năng lực của mỗi HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Đó là một thách thức không nhỏ đối với GV ở các thành phố lớn, nơi mà sĩ số bình quân trong một lớp phổ biến ở mức 50 HS/lớp.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày khai giảng năm học mới 2014-2015. Để triển khai hiệu quả chủ trương nói trên, nhiều hiệu trưởng nhà trường cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về cách thức triển khai và tổ chức tập huấn cho GV. Nếu không, việc đánh giá bằng nhận xét sẽ chỉ là hình thức, khó đem lại hiệu quả như mong muốn. Những nơi đông HS dễ xảy ra tìnhh trạng GV không bao quát được toàn bộ HS ở các mặt, mà chỉ đánh giá được hai "đầu": HS giỏi và HS cá biệt.
Khảo sát thực tế trong quá trình thí điểm cho thấy, nhiều GV gặp khó là bởi chưa nắm rõ được mục tiêu, yêu cầu và cách thức triển khai cụ thể phương pháp đánh giá bằng nhận xét. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thì từ trước tới nay, việc đánh giá cho điểm bao giờ cũng đi kèm với việc nhận xét. Nay, thay vì cho điểm, nếu HS làm bài đúng, GV "cho" chữ "Đ", nếu sai thì sửa hoặc gạch chân để HS tự sửa. Sắp tới, sau khi có chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho GV trong việc đánh giá bằng nhận xét thường xuyên, giúp GV hiểu rõ bản chất của việc đưa ra nhận xét là để khích lệ từng HS tiến bộ, chứ không phải tạo ra áp lực với các HS.
Với những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu cách thức kiểm tra, đánh giá ở nhiều nước tiên tiến và thực tế GD-ĐT của Việt Nam hiện nay, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, GV cần quan sát HS thường xuyên và ghi lại nhận xét theo một số yêu cầu về rèn luyện đạo đức, ý thức phấn đấu trong học tập, ý thức chấp hành kỷ luật, rèn luyện thân thể, tham gia hoạt động tập thể. Đây là những yêu cầu cơ bản mà mỗi GV chủ nhiệm bắt buộc phải ghi tỉ mỉ vào học bạ để HS biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên cho HS hoặc chỉ ra hướng phấn đấu, chứ không chỉ nhận xét chung chung như "có tiến bộ", "cần cố gắng"… Với những HS thiếu ý thức, ít tiến bộ thì có thể ghi thành một thông báo riêng để gia đình có sự phối hợp tích cực. Cách thức này có thể khiến thầy, cô giáo vất vả hơn, nhưng cái "được" là góp phần chống lại "bệnh thành tích" trong giáo dục.
Nguồn tin: Báo Phú Thọ
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập17
- Hôm nay0
- Hôm qua4,343
- Tháng hiện tại38,272
- Tổng lượt truy cập1,886,882,102