Những trạm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông CTĐ được dân tin
Từ nhiều năm nay, mô hình các chốt sơ cấp cứu được bố trí trên các tuyến đường huyết mạch do các tình nguyện viên của Hội CTĐ đảm nhận đã và đang đem lại hiệu quả góp phần hạn chế thiệt hại về sức khỏe và tính mạng. Mỗi chốt sơ cấp cứu đều được trang bị những vật tư y tế cần thiết như: băng, gạc, nẹp, thuốc sát trùng… đảm bảo giúp người bị tai nạn giao thông được sơ cấp cứu kịp thờ trước khi được chuyển đến bệnh viện điều trị hiệu quả.

Thay nhau túc trực ngày nắng cũng như mưa với những chiếc túi y tế nhỏ bên mình, sẵn sàng ứng cứu người gặp nạn là hình ảnh của các tình nguyện viên tại chốt sơ cấp cứu khu phố 4, phường 2, TP.Vũng Tàu. Mỗi năm, chốt sơ cấp cứu đã cấp cứu từ 4 – 5 trường hợp bị tai nạn giao thông và đuối nước. Hơn 20 năm làm công việc sơ cấp cứu, anh Nguyễn Thành Thiện chia sẻ: Công việc đòi hỏi người tình nguyện viên phải túc trực thường xuyên, dù nắng, mưa hay đêm hôm khi nhận được tin báo các tình nguyện viên đều phải sẵn sàng lên đường tới nơi xảy ra tai nạn sớm nhất.
Không chỉ có tinh thần nhiệt huyết, mỗi tình nguyện viên cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về sơ cấp cứu và phải nắm được những kiến thức cơ bản về y khoa.
Ông Nguyễn Vũ Hòa, tình nguyện viên chốt sơ cấp cứu Nam Dinh, phường Kim Dinh (TP.Bà Rịa) sau 30 năm hoạt động, ông Hòa không còn nhớ chốt sơ cấp cứu nằm ngay trong nhà mình đã sơ cấp cứu, chuyển viện kịp thời được bao nhiêu trường hợp bị tai nạn giao thông. Ông Hòa tâm sự: Làm công việc này phải có cái tâm và lòng nhiệt huyết chứ lương bổng không có, nhiều khi còn chuốc phiền phức vào thân. Cái sự chuốc phiền phức vào thân mà ông Hòa nói tới chính là câu chuyện cách đây 5 năm vào khoảng 1 giờ đêm, ông nhận được điện thoại của bảo vệ dân phố báo tin phát hiện một người đi xe máy tông vào con lươn trên quốc lộ 51 (đoạn gần khu phố Nam Dinh). Khi đến nơi thấy người bị nạn đang bị chảy máu, xương vai bị gãy, ông Hòa đã cầm máu, nẹp xương vai cho người bị nạn rồi gọi xe đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa. Nhưng sáng hôm sau, người nhà của người bị nạn đã cầm dao, gậy gộc đến tìm ông “tính sổ” vì họ cho rằng ông là người đã gây tai nạn. Nhưng nhờ có công an và bảo vệ dân phố làm chứng nên ông không sao.
Mặc dù gia đình nghèo, mỗi ngày phải đi làm thuê kiếm sống, ông Lê Văn Quận một tình nguyện viên từ những ngày đầu thành lập “chốt sơ cấp cứu người bị tai nạn trên sông” của ấp Phong Phú, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng không lần nào bỏ chốt. Ở tuổi 50 nhưng ông vẫn còn sức khỏe, ông có thể bơi hàng giờ dưới nước. Bất kể là ngày hay đêm ông Quận luôn cùng với anh, em sẵn sàng ứng cứu người gặp nạn trên dòng sông Hậu. Kể về câu chuyện cứu người, ông Quận cho biết: Trong 3 trường hợp ông cứu vớt được thì câu chuyện cứu người cách đây vài năm làm ông không quên được. Khi đó vào khoảng nửa đêm, một chiếc ghe chở 16 người làm nghề cắt lúa mướn đi từ tỉnh Trà Vinh về qua khúc sông Hậu, do sóng lớn ghe bị lật chìm. Anh em trực chốt phát hiện liền thông báo tập hợp tình nguyện viên ra ứng cứu. Anh em trong chốt và người dân địa phương hỗ trợ vớt được 14 người. Do tối quá nên còn 2 người, trong đó có một bà mẹ và một em bé đã tử vong.
Ông Nguyễn Giao Liên – Đội trưởng chốt cấp cứu tai nạn giao thông ấp Mỹ Thành xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng tâm sự: “Nhà ở gần ngã tư, tuyến đường có nhiều trường học nên tôi thường chứng kiến các vụ tai nạn giao thông. Là tổ trưởng tổ y tế ấp, biết băng bó, tiêm thuốc nên tôi quyết định tham gia đội tình nguyện viên “sơ cấp cứu tai nạn giao thông”. Từ khi tuyến đường Nam Sông Hậu thông xe đến nay, tôi đã sơ cấp cứu kịp thời trên 30 người bị tai nạn giao thông trước khi đưa đến trạm y tế xã”.
Cùng với ông, anh Nguyễn Văn Dũng không nhớ nổi hơn 10 năm nay mình đã làm “y sĩ”… bất đắc dĩ bao nhiêu lần: “Nhà ít đất, anh phải chạy “xe ôm” để kiếm sống. Suốt ngày rong ruổi trên đường, anh hay gặp người bị tai nạn giao thông. Những khi thấy người ta bị tai nạn giao thông không có người cứu, anh không bỏ được. Anh băng bó tạm vết thương rồi đưa người bị tai nạn đến bệnh viện. Người nhà đến kịp thì cảm ơn, trả tiền đổ xăng. Không thì cũng vui vẻ ra về, coi như mình làm việc thiện”…
Việc thành lập các chốt sơ cấp cứu của Hội CTĐ đã góp phần đáng kể làm giảm bớt thương vong, đau đớn cho những người bị nạn, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do không được cấp cứu kịp thời. Trong nhiều năm qua, nhờ việc sơ cấp cứu kịp thời của các tình nguyện viên CTĐ mà rất nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông đã bớt đi nguy hiểm trước khi được đưa đến bệnh viện.
Đơn cử tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có nhiều tuyến quốc lộ đi qua và nhiều tuyến sông lớn thông thương với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do đó lưu lượng người tham gia giao thông qua địa bàn tỉnh rất đông. Tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông cũng từ đó tăng cao. Nhưng, nhờ ra đời các chốt “sơ cấp cứu tai nạn giao thông” trên các tuyến đường giao thông huyết mạch để sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân bị tai nạn trước khi chuyển lên tuyến trên điều trị đã góp phần giảm thiểu số người tử vong do tai nạn giao thông. Hay tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các chốt, trạm sơ cấp cứu sau nhiều năm hoạt động, đã kịp thời giúp hàng nghìn trường hợp bị tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, điện giật… Riêng năm 2013, các chốt, trạm sơ cấp cứu đã sơ cứu miễn phí cho 550 người.
Không chỉ có tinh thần nhiệt huyết, mỗi tình nguyện viên cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về sơ cấp cứu và phải nắm được những kiến thức cơ bản về y khoa.
Ông Nguyễn Vũ Hòa, tình nguyện viên chốt sơ cấp cứu Nam Dinh, phường Kim Dinh (TP.Bà Rịa) sau 30 năm hoạt động, ông Hòa không còn nhớ chốt sơ cấp cứu nằm ngay trong nhà mình đã sơ cấp cứu, chuyển viện kịp thời được bao nhiêu trường hợp bị tai nạn giao thông. Ông Hòa tâm sự: Làm công việc này phải có cái tâm và lòng nhiệt huyết chứ lương bổng không có, nhiều khi còn chuốc phiền phức vào thân. Cái sự chuốc phiền phức vào thân mà ông Hòa nói tới chính là câu chuyện cách đây 5 năm vào khoảng 1 giờ đêm, ông nhận được điện thoại của bảo vệ dân phố báo tin phát hiện một người đi xe máy tông vào con lươn trên quốc lộ 51 (đoạn gần khu phố Nam Dinh). Khi đến nơi thấy người bị nạn đang bị chảy máu, xương vai bị gãy, ông Hòa đã cầm máu, nẹp xương vai cho người bị nạn rồi gọi xe đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa. Nhưng sáng hôm sau, người nhà của người bị nạn đã cầm dao, gậy gộc đến tìm ông “tính sổ” vì họ cho rằng ông là người đã gây tai nạn. Nhưng nhờ có công an và bảo vệ dân phố làm chứng nên ông không sao.
Mặc dù gia đình nghèo, mỗi ngày phải đi làm thuê kiếm sống, ông Lê Văn Quận một tình nguyện viên từ những ngày đầu thành lập “chốt sơ cấp cứu người bị tai nạn trên sông” của ấp Phong Phú, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng không lần nào bỏ chốt. Ở tuổi 50 nhưng ông vẫn còn sức khỏe, ông có thể bơi hàng giờ dưới nước. Bất kể là ngày hay đêm ông Quận luôn cùng với anh, em sẵn sàng ứng cứu người gặp nạn trên dòng sông Hậu. Kể về câu chuyện cứu người, ông Quận cho biết: Trong 3 trường hợp ông cứu vớt được thì câu chuyện cứu người cách đây vài năm làm ông không quên được. Khi đó vào khoảng nửa đêm, một chiếc ghe chở 16 người làm nghề cắt lúa mướn đi từ tỉnh Trà Vinh về qua khúc sông Hậu, do sóng lớn ghe bị lật chìm. Anh em trực chốt phát hiện liền thông báo tập hợp tình nguyện viên ra ứng cứu. Anh em trong chốt và người dân địa phương hỗ trợ vớt được 14 người. Do tối quá nên còn 2 người, trong đó có một bà mẹ và một em bé đã tử vong.
Ông Nguyễn Giao Liên – Đội trưởng chốt cấp cứu tai nạn giao thông ấp Mỹ Thành xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng tâm sự: “Nhà ở gần ngã tư, tuyến đường có nhiều trường học nên tôi thường chứng kiến các vụ tai nạn giao thông. Là tổ trưởng tổ y tế ấp, biết băng bó, tiêm thuốc nên tôi quyết định tham gia đội tình nguyện viên “sơ cấp cứu tai nạn giao thông”. Từ khi tuyến đường Nam Sông Hậu thông xe đến nay, tôi đã sơ cấp cứu kịp thời trên 30 người bị tai nạn giao thông trước khi đưa đến trạm y tế xã”.
Cùng với ông, anh Nguyễn Văn Dũng không nhớ nổi hơn 10 năm nay mình đã làm “y sĩ”… bất đắc dĩ bao nhiêu lần: “Nhà ít đất, anh phải chạy “xe ôm” để kiếm sống. Suốt ngày rong ruổi trên đường, anh hay gặp người bị tai nạn giao thông. Những khi thấy người ta bị tai nạn giao thông không có người cứu, anh không bỏ được. Anh băng bó tạm vết thương rồi đưa người bị tai nạn đến bệnh viện. Người nhà đến kịp thì cảm ơn, trả tiền đổ xăng. Không thì cũng vui vẻ ra về, coi như mình làm việc thiện”…
Việc thành lập các chốt sơ cấp cứu của Hội CTĐ đã góp phần đáng kể làm giảm bớt thương vong, đau đớn cho những người bị nạn, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do không được cấp cứu kịp thời. Trong nhiều năm qua, nhờ việc sơ cấp cứu kịp thời của các tình nguyện viên CTĐ mà rất nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông đã bớt đi nguy hiểm trước khi được đưa đến bệnh viện.
Đơn cử tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có nhiều tuyến quốc lộ đi qua và nhiều tuyến sông lớn thông thương với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do đó lưu lượng người tham gia giao thông qua địa bàn tỉnh rất đông. Tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông cũng từ đó tăng cao. Nhưng, nhờ ra đời các chốt “sơ cấp cứu tai nạn giao thông” trên các tuyến đường giao thông huyết mạch để sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân bị tai nạn trước khi chuyển lên tuyến trên điều trị đã góp phần giảm thiểu số người tử vong do tai nạn giao thông. Hay tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các chốt, trạm sơ cấp cứu sau nhiều năm hoạt động, đã kịp thời giúp hàng nghìn trường hợp bị tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, điện giật… Riêng năm 2013, các chốt, trạm sơ cấp cứu đã sơ cứu miễn phí cho 550 người.
Thùy Dương
Nguồn tin: Báo Nhân đạo và đời sống
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập8
- Hôm nay611
- Hôm qua741
- Tháng hiện tại55,713
- Tổng lượt truy cập1,887,452,810