Chuyện về đội xe ôm nhân ái ở TP Việt Trì, Phú Thọ
Không thù lao, không chế độ đãi ngộ, thậm chí còn bị nhiều người hiểu nhầm nhưng suốt gần 4 năm qua họ vẫn cần mẫn, âm thầm làm công việc cứu người một cách không tính toán. Họ là 15 thành viên của “Đội xe ôm an toàn” phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Trên Đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, cụ Nông (80 tuổi, trú tại khu 10, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì) đang sang đường thì bất ngờ một thanh niên đi ngược chiều phóng quá nhanh, do không làm chủ được tốc độ nên đã lao thẳng vào bà cụ. Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh Nguyễn Văn Thủy và một số thành viên trong “Đội xe ôm an toàn” lập tức chạy tới. Mỗi người một việc: người đỡ người bị nạn và tiến hành sơ cứu vết thương, người bảo quản tài sản cho nạn nhân, người giữ hiện trường và không để cho đối tượng bỏ chạy,…Đó là một trong những công việc thường ngày của “Đội xem ôm an toàn” nói trên.
Anh Nguyễn Ngọc Toản, đội trưởng đội xe kể lại nhiều trường hợp đã được các đội viên giúp đỡ: Tại ngã ba khách sạn Công đoàn thuộc phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, cô Nguyễn Thị Tú thường trú tại thị xã Phú Thọ bị tai nạn giao thông. Anh cùng các thành viên trong đội xe ôm nhân đạo đã sơ cấp cứu cho người bị nạn rồi đưa vào bệnh viện kịp thời. Cũng tại ngã ba khách sạn công đoàn, hai xe máy va quyệt mạnh, làm 2 nạn nhân bị thương, anh Toản cùng các thành viên trong đội đã kịp thời đưa nạn nhân vào bệnh viện và cấp cứu kịp thời.
Không chỉ giúp các trường hợp tai nạn, đội viên đội "Xe ôm an toàn" còn quan tâm giúp đỡ nhiều người khác khi họ gặp khó khăn. Anh Lưu Văn Sanh - thành viên của đội kể: Gặp cụ già bị lạc đường khi xuống ô tô khách, anh đã giúp cụ tìm được nhà người thân. Anh còn giúp em bé Nguyễn Hồng Anh ở huyện Cẩm Khê bị lạc đường đang khóc khi đi xem hội tìm được đường về nhà.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, những thành viên trong đội đều có mặt tại điểm chốt của “Đội xe ôm an toàn”, cuộc sống vất vả mưu sinh là vậy nhưng tất cả các anh viên trong đội đều rất vui vẻ, yêu đời, nhiệt tình trong mọi công việc và đặc biệt là giàu lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn và không “tham của”. Với họ, kiếm tiền bằng chính sức lao động và được giúp đỡ những người gặp tai nạn, người cơ nhỡ là một niềm hạnh phúc.
Có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với những thành viên trong đội đó là sau mỗi lần cứu người, trả lại của rơi là thấy lòng mình nhẹ nhõm, thanh thản hơn. Tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của “Đội xe ôm an toàn” phường Gia Cẩm đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân đất Tổ.
Chị Lê Thị Tuyền ở xã Địch Quả (Thanh Sơn) kể lại: Mấy tháng trước chị đưa con đi bệnh viện, do không có tiền nên mẹ con chị phải "lếch thếch" đi bộ. Lúc đó, chị thấy mặt mày tối sầm vì bị cảm nên phải ngồi nghỉ. Đứa con chị đang không biết phải làm thế nào thì gặp lái xe ôm Đỗ Văn Kế. Anh Kế nhanh chóng chở hai mẹ con chị Tuyền vào trong bệnh viện mà không lấy tiền. “Tôi không biết lấy gì để cảm ơn tấm lòng của anh Kế, nếu không có ai thì mẹ con tôi không biết bao giờ mới tới được bệnh viện kịp thời trong tình trạng sức khỏe như thế,…”, chị Tuyền bộc bạch.
Nói về lý do thành lập đội, ông Nguyễn Văn Huệ, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Gia Cẩm, Tp. Việt Trì cho biết: năm 2007, khi tôi đang đi trên đường thì gặp một vụ tai nạn giao thông. Tôi có đứng lại và hô hoán mọi người cùng giúp đỡ người bị nạn. Lúc về, tôi chợt nảy ra ý định là tại sao mình không thành lập “Đội xe ôm an toàn” để giúp đỡ người bị nạn bởi vì không phải nạn nhân nào cũng may mắn gặp được những người tốt sẵn sàng giúp đỡ, nên thỉnh thoảng vẫn có trường hợp người bị nạn không được cứu chữa kịp thời. Năm 2009 “Đội xe ôm an toàn” phường Gia Cẩm chính thức được thành lập với 15 tình nguyện viên. Để việc giúp đỡ người gặp nạn được kịp thời, số điện thoại của các thành viên trong đội đã được Đội niêm yết tại nhiều điểm trên trục đường Đại lộ Hùng Vương”.
“Các đội viên không chỉ được tập huấn thành thục 5 kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu mà còn được hướng dẫn quy trình bảo vệ hiện trường, tài sản nạn nhân; được trang bị thẻ tình nguyện viên, áo, mũ, cờ Chữ thập đỏ, lô gô, sổ sách ghi chép hoạt động, các vật dụng để cứu thương... Ngoài ra còn được các cấp hội chữ thập đỏ tổ chức nhiều cuộc giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm với các đội trong và ngoài tỉnh, được tập huấn kỹ năng truyền thông và hiểu biết thêm về hoạt động chữ thập đỏ, tham gia các hoạt động xã hội khác. Gần 4 năm qua, toàn đội đã sơ cấp cứu và vận chuyển thương 308 trường hợp,…”, ông Huệ cho biết thêm.
Ông Quách Đức Hùng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ cho biết: Mô hình “Đôi xe ôm an toàn” đã được nhân rộng tại các xã phường xung quanh thành phố Việt Trì và các huyện như Lâm Thao, Hạ Hòa. Thời gian tới Hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình này ra các xã, thị trấn, những địa bàn có điểm đen về tai nạn giao thông.
Đội tình nguyện "Xe ôm an toàn" phường Gia Cẩm đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen và 4 Bằng "Danh hiệu tấm lòng Nhân ái".
Hàng ngày những bánh xe của các thành viên trong “Đội xe ôm an toàn” vẫn lăn đều trên khắp các nẻo đường để mưu sinh. Cuộc sống khó khăn, vất vả là vậy nhưng họ vẫn gác lại để giúp đỡ những người bị nạn mà không mong được trả ơn. Tấm lòng của họ xuất phát từ trái tim nhân ái vì cộng đồng./.
Anh Nguyễn Ngọc Toản, đội trưởng đội xe kể lại nhiều trường hợp đã được các đội viên giúp đỡ: Tại ngã ba khách sạn Công đoàn thuộc phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, cô Nguyễn Thị Tú thường trú tại thị xã Phú Thọ bị tai nạn giao thông. Anh cùng các thành viên trong đội xe ôm nhân đạo đã sơ cấp cứu cho người bị nạn rồi đưa vào bệnh viện kịp thời. Cũng tại ngã ba khách sạn công đoàn, hai xe máy va quyệt mạnh, làm 2 nạn nhân bị thương, anh Toản cùng các thành viên trong đội đã kịp thời đưa nạn nhân vào bệnh viện và cấp cứu kịp thời.
Không chỉ giúp các trường hợp tai nạn, đội viên đội "Xe ôm an toàn" còn quan tâm giúp đỡ nhiều người khác khi họ gặp khó khăn. Anh Lưu Văn Sanh - thành viên của đội kể: Gặp cụ già bị lạc đường khi xuống ô tô khách, anh đã giúp cụ tìm được nhà người thân. Anh còn giúp em bé Nguyễn Hồng Anh ở huyện Cẩm Khê bị lạc đường đang khóc khi đi xem hội tìm được đường về nhà.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, những thành viên trong đội đều có mặt tại điểm chốt của “Đội xe ôm an toàn”, cuộc sống vất vả mưu sinh là vậy nhưng tất cả các anh viên trong đội đều rất vui vẻ, yêu đời, nhiệt tình trong mọi công việc và đặc biệt là giàu lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn và không “tham của”. Với họ, kiếm tiền bằng chính sức lao động và được giúp đỡ những người gặp tai nạn, người cơ nhỡ là một niềm hạnh phúc.
Có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với những thành viên trong đội đó là sau mỗi lần cứu người, trả lại của rơi là thấy lòng mình nhẹ nhõm, thanh thản hơn. Tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của “Đội xe ôm an toàn” phường Gia Cẩm đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân đất Tổ.
Chị Lê Thị Tuyền ở xã Địch Quả (Thanh Sơn) kể lại: Mấy tháng trước chị đưa con đi bệnh viện, do không có tiền nên mẹ con chị phải "lếch thếch" đi bộ. Lúc đó, chị thấy mặt mày tối sầm vì bị cảm nên phải ngồi nghỉ. Đứa con chị đang không biết phải làm thế nào thì gặp lái xe ôm Đỗ Văn Kế. Anh Kế nhanh chóng chở hai mẹ con chị Tuyền vào trong bệnh viện mà không lấy tiền. “Tôi không biết lấy gì để cảm ơn tấm lòng của anh Kế, nếu không có ai thì mẹ con tôi không biết bao giờ mới tới được bệnh viện kịp thời trong tình trạng sức khỏe như thế,…”, chị Tuyền bộc bạch.
Nói về lý do thành lập đội, ông Nguyễn Văn Huệ, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Gia Cẩm, Tp. Việt Trì cho biết: năm 2007, khi tôi đang đi trên đường thì gặp một vụ tai nạn giao thông. Tôi có đứng lại và hô hoán mọi người cùng giúp đỡ người bị nạn. Lúc về, tôi chợt nảy ra ý định là tại sao mình không thành lập “Đội xe ôm an toàn” để giúp đỡ người bị nạn bởi vì không phải nạn nhân nào cũng may mắn gặp được những người tốt sẵn sàng giúp đỡ, nên thỉnh thoảng vẫn có trường hợp người bị nạn không được cứu chữa kịp thời. Năm 2009 “Đội xe ôm an toàn” phường Gia Cẩm chính thức được thành lập với 15 tình nguyện viên. Để việc giúp đỡ người gặp nạn được kịp thời, số điện thoại của các thành viên trong đội đã được Đội niêm yết tại nhiều điểm trên trục đường Đại lộ Hùng Vương”.
“Các đội viên không chỉ được tập huấn thành thục 5 kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu mà còn được hướng dẫn quy trình bảo vệ hiện trường, tài sản nạn nhân; được trang bị thẻ tình nguyện viên, áo, mũ, cờ Chữ thập đỏ, lô gô, sổ sách ghi chép hoạt động, các vật dụng để cứu thương... Ngoài ra còn được các cấp hội chữ thập đỏ tổ chức nhiều cuộc giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm với các đội trong và ngoài tỉnh, được tập huấn kỹ năng truyền thông và hiểu biết thêm về hoạt động chữ thập đỏ, tham gia các hoạt động xã hội khác. Gần 4 năm qua, toàn đội đã sơ cấp cứu và vận chuyển thương 308 trường hợp,…”, ông Huệ cho biết thêm.
Ông Quách Đức Hùng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ cho biết: Mô hình “Đôi xe ôm an toàn” đã được nhân rộng tại các xã phường xung quanh thành phố Việt Trì và các huyện như Lâm Thao, Hạ Hòa. Thời gian tới Hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình này ra các xã, thị trấn, những địa bàn có điểm đen về tai nạn giao thông.
Đội tình nguyện "Xe ôm an toàn" phường Gia Cẩm đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen và 4 Bằng "Danh hiệu tấm lòng Nhân ái".
Hàng ngày những bánh xe của các thành viên trong “Đội xe ôm an toàn” vẫn lăn đều trên khắp các nẻo đường để mưu sinh. Cuộc sống khó khăn, vất vả là vậy nhưng họ vẫn gác lại để giúp đỡ những người bị nạn mà không mong được trả ơn. Tấm lòng của họ xuất phát từ trái tim nhân ái vì cộng đồng./.
Đức Thuận (Theo TTXVN)
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập30
- Máy chủ tìm kiếm1
- Khách viếng thăm29
- Hôm nay5,932
- Hôm qua12,092
- Tháng hiện tại75,250
- Tổng lượt truy cập1,886,388,115