Cách sơ cứu vết thương do chó cắn
Chó cắn người là một loại tai nạn thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị tử vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương. Vậy khi bị chó cắn, cách sơ cứu vết thương và xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn.
Trong sơ cứu ban đầu, phải đưa nạn nhân rời xa ra khỏi con chó đã cắn. Người đến sơ cứu cũng cần chú ý để tự bảo vệ bản thân mình để không bị chó cắn thêm. Nên theo dõi con chó đã cắn nạn nhân trong thời gian từ 7 đến 15 ngày, nếu có thể được thì nên giữ, nhốt con chó lại để theo dõi. Trên thực tế những tai nạn bị chó cắn, không nên quá tích cực, cố gắng bắt cho được con chó vì có thể rất nguy hiểm và cũng không nên giết ngay con chó vì sẽ làm mất khả năng theo dõi.
Sơ cứu vết thương do chó cắn bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương. Nếu có điều kiện, cần sát trùng và cắt lọc vết chó cắn, tiêm phòng uốn ván với SAT (Serum anti-tetanique) 1.500 đơn vị và không nên khâu kín vết thương. Sau đó dùng gạc sạch và băng nhẹ để phủ kín vết thương. Có thể sử dụng băng ép để cầm máu nếu vết thương bị chảy máu nhiều và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Ngoài ra cũng phải tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị chó hoang cắn hoặc không thể theo dõi được con chó sau khi cắn. Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Nạn nhân bị chó cắn cần theo dõi và đưa đến bệnh viện các trường hợp nghi ngờ bị chó dại cắn hoặc không theo dõi được con chó, bị chó cắn vào các vùng nguy hiểm hoặc vết thương nặng, chảy máu nhiều, có nhiễm trùng và những nạn nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.
Ngoài tai nạn do chó cắn, cộng đồng người dân cũng còn có thể bị các tai nạn do động vật khác cắn như mèo, chuột, khỉ, dơi, thỏ... Vấn đề này cũng cần được sơ cứu ban đầu và quan tâm xử trí như khi bị chó cắn để bảo đảm sự an toàn do vết thương của động vật cắn.
Sơ cứu vết thương do chó cắn bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương. Nếu có điều kiện, cần sát trùng và cắt lọc vết chó cắn, tiêm phòng uốn ván với SAT (Serum anti-tetanique) 1.500 đơn vị và không nên khâu kín vết thương. Sau đó dùng gạc sạch và băng nhẹ để phủ kín vết thương. Có thể sử dụng băng ép để cầm máu nếu vết thương bị chảy máu nhiều và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Ngoài ra cũng phải tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị chó hoang cắn hoặc không thể theo dõi được con chó sau khi cắn. Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Nạn nhân bị chó cắn cần theo dõi và đưa đến bệnh viện các trường hợp nghi ngờ bị chó dại cắn hoặc không theo dõi được con chó, bị chó cắn vào các vùng nguy hiểm hoặc vết thương nặng, chảy máu nhiều, có nhiễm trùng và những nạn nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.
Ngoài tai nạn do chó cắn, cộng đồng người dân cũng còn có thể bị các tai nạn do động vật khác cắn như mèo, chuột, khỉ, dơi, thỏ... Vấn đề này cũng cần được sơ cứu ban đầu và quan tâm xử trí như khi bị chó cắn để bảo đảm sự an toàn do vết thương của động vật cắn.
Đức Thuận (Theo Dantri.com)
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập24
- Hôm nay12,092
- Hôm qua10,168
- Tháng hiện tại69,927
- Tổng lượt truy cập1,886,382,792