Biểu tượng Chữ thập đỏ - Bảo vệ và nhận diện
Tháng 10/1863, Hội nghị của Ủy ban quốc tế cứu trợ người bị thương gồm đại biểu 16 nước tham dự đã thống nhất biểu tượng chung của phong trào Chữ thập đỏ để có dấu hiệu thể hiện tính trung lập của nhân viên và phương tiện tìm kiếm chăm sóc thương binh, tránh bị các bên tham chiến sát hại.
Biểu tượng hình Chữ thập màu đỏ trên nền trắng đã được lấy làm Biểu tượng chung của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế để ghi nhớ công lao của Henry Dunant (người Thụy Sỹ) - người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ.
Biểu tượng Chữ thập đỏ có tác dụng bảo vệ và nhận diện trong đó bảo vệ là mục đích cơ bản của biểu tượng, khi có xung đột, các bên tham chiến không được tấn công, xâm phạm những nơi có biểu tượng Chữ thập đỏ. Biểu tượng dùng để bảo vệ cho các đơn vị quân y; các đơn vị y tế của Hội Chữ thập đỏ quốc gia: bệnh viện, trạm cấp cứu… và phương tiện giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy, đường không) được giao nhiệm vụ cứu thương; các cơ sở y tế dân sự (bệnh viện, trạm cấp cứu được Chính phủ và các cấp chính quyền giao nhiệm vụ cứu chữa thương binh trong chiến tranh và hoạt động nhân đạo (không thu tiền); các tổ chức cứu trợ tình nguyện khác được Chính phủ cho phép hoạt động phục vụ cứu thương, họ được dùng biểu tượng cho nhân viên hoặc thiết bị khi phục vụ trong các đơn vị y tế của lực lượng vũ trang, họ phải tuân theo các quy định và luật quân sự.
Với mục đích nhận diện, biểu tượng Chữ thập đỏ được sử dụng chủ yếu trong thời bình để biết đó là một cá nhân hoặc tài sản có liên quan đến Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ . Với mục đích này, biểu tượng dùng cho hội viên, nhân viên, tình nguyện viên của Hội khi làm nhiệm vụ và được đeo cùng với tên đầy đủ hoặc chữ viết tắt tên Hội quốc gia; Đội viên thanh thiếu niên Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ được sử dụng biểu tượng nhưng phải kèm theo các chữ "Thanh thiếu niên CTĐ/TLLĐ"; những người đã tham gia các khóa học hoặc các kỳ thi của Hội quốc gia có thể đeo Biểu tượng kèm theo tên hoặc chữ viết tắt Hội quốc gia; những nhà cửa, trụ sở, tài sản được Hội quốc gia sử dụng được đánh dấu bằng biểu tượng và kèm theo tên Hội quốc gia; các bệnh viện, trạm cấp cứu, xe cứu thương và các phương tiện vận chuyển khác do Hội quốc gia sử dụng được treo biểu tượng cùng với tên của Hội.
Biểu tượng Chữ thập màu đỏ được quy định bao gồm 5 hình vuông bằng nhau, trong đó 4 hình vuông ở 4 phía và một hình vuông ở giữa. Hiện nay, phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chính thức công nhận ba biểu tượng có giá trị như nhau, đó là: Chữ thập đỏ trên nền trắng; Trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng và Pha lê đỏ (trong đó, Trăng lưỡi liềm đỏ là biểu tượng của của các Hội quốc gia theo Đạo Hồi; Pha lê đỏ là biểu tượng của Hội quốc gia Ixi-ra-en). Luật Nhân đạo quốc tế quy định về hình thức, phạm vi sử dụng Biểu tượng, các Chính phủ tham gia Luật Nhân đạo quốc tế đều phải thực hiện theo quy định này.
Ở Việt Nam, biểu tượng Chữ thập đỏ được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ (được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009). Tại khoản 1, điều 14 quy định “Biểu tượng Chữ thập đỏ là hình Chữ thập màu đỏ trên nền trắng”; khoản 1, điều 15 quy định “Biểu tượng chữ thập đỏ được sử dụng khi tiến hành hoạt động Chữ thập đỏ và tại cơ sở, trên phương tiện, hiện vật của Hội Chữ thập đỏ”; khoản 7, điều 5 quy định nghiêm cấm “Sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ trái pháp luật”. Luật hoạt động Chữ thập đỏ ra đời đã góp phần tạo hành lang pháp lý điều chỉnh một phần các hoạt động nhân đạo, từ thiện; khẳng định vị thế của Hội Chữ thập đỏ và xác định những lĩnh vực hoạt động đặc trưng do Hội tiến hành đảm bảo các hoạt động này đúng đối tượng, đúng mục đích, công bằng, không chồng chéo, trùng lặp.
Tuy nhiên hiện nay việc lạm dụng biểu tượng Chữ thập đỏ tại các bệnh viện, phòng cấp cứu, xe cấp cứu, biển hiệu phòng mạch tư, nhà thuốc…. vẫn còn nhiều. Đặc biệt, nhiều công ty tư nhân đăng ký dịch vụ vận chuyển sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ trên xe, thu tiền bệnh nhân giá cao hoặc sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ để quảng cáo… đã gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và vị thế của Hội Chữ thập đỏ trong những hoạt động xã hội nhân đạo.
Biểu tượng Chữ thập đỏ trên nền trắng không chỉ là biểu trưng riêng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mà là biểu tượng chung của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, việc sử dụng biểu tượng theo đúng quy định của Luật nhân đạo quốc tế và Luật hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam. Theo đó, chỉ được dùng Biểu tượng Chữ thập đỏ trong 4 tình huống:
- Tại bệnh viện làm nhiệm vụ cấp cứu không lấy tiền;
- Tại phòng khám bệnh, cấp cứu không lấy tiền;
- Các xe cấp cứu, xe chống dịch;
- Các cán bộ làm công tác phòng dịch, kiểm dịch biên giới.
Biểu tượng Chữ thập đỏ có tác dụng bảo vệ và nhận diện trong đó bảo vệ là mục đích cơ bản của biểu tượng, khi có xung đột, các bên tham chiến không được tấn công, xâm phạm những nơi có biểu tượng Chữ thập đỏ. Biểu tượng dùng để bảo vệ cho các đơn vị quân y; các đơn vị y tế của Hội Chữ thập đỏ quốc gia: bệnh viện, trạm cấp cứu… và phương tiện giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy, đường không) được giao nhiệm vụ cứu thương; các cơ sở y tế dân sự (bệnh viện, trạm cấp cứu được Chính phủ và các cấp chính quyền giao nhiệm vụ cứu chữa thương binh trong chiến tranh và hoạt động nhân đạo (không thu tiền); các tổ chức cứu trợ tình nguyện khác được Chính phủ cho phép hoạt động phục vụ cứu thương, họ được dùng biểu tượng cho nhân viên hoặc thiết bị khi phục vụ trong các đơn vị y tế của lực lượng vũ trang, họ phải tuân theo các quy định và luật quân sự.
Với mục đích nhận diện, biểu tượng Chữ thập đỏ được sử dụng chủ yếu trong thời bình để biết đó là một cá nhân hoặc tài sản có liên quan đến Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ . Với mục đích này, biểu tượng dùng cho hội viên, nhân viên, tình nguyện viên của Hội khi làm nhiệm vụ và được đeo cùng với tên đầy đủ hoặc chữ viết tắt tên Hội quốc gia; Đội viên thanh thiếu niên Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ được sử dụng biểu tượng nhưng phải kèm theo các chữ "Thanh thiếu niên CTĐ/TLLĐ"; những người đã tham gia các khóa học hoặc các kỳ thi của Hội quốc gia có thể đeo Biểu tượng kèm theo tên hoặc chữ viết tắt Hội quốc gia; những nhà cửa, trụ sở, tài sản được Hội quốc gia sử dụng được đánh dấu bằng biểu tượng và kèm theo tên Hội quốc gia; các bệnh viện, trạm cấp cứu, xe cứu thương và các phương tiện vận chuyển khác do Hội quốc gia sử dụng được treo biểu tượng cùng với tên của Hội.
Biểu tượng Chữ thập màu đỏ được quy định bao gồm 5 hình vuông bằng nhau, trong đó 4 hình vuông ở 4 phía và một hình vuông ở giữa. Hiện nay, phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chính thức công nhận ba biểu tượng có giá trị như nhau, đó là: Chữ thập đỏ trên nền trắng; Trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng và Pha lê đỏ (trong đó, Trăng lưỡi liềm đỏ là biểu tượng của của các Hội quốc gia theo Đạo Hồi; Pha lê đỏ là biểu tượng của Hội quốc gia Ixi-ra-en). Luật Nhân đạo quốc tế quy định về hình thức, phạm vi sử dụng Biểu tượng, các Chính phủ tham gia Luật Nhân đạo quốc tế đều phải thực hiện theo quy định này.
Ở Việt Nam, biểu tượng Chữ thập đỏ được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ (được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009). Tại khoản 1, điều 14 quy định “Biểu tượng Chữ thập đỏ là hình Chữ thập màu đỏ trên nền trắng”; khoản 1, điều 15 quy định “Biểu tượng chữ thập đỏ được sử dụng khi tiến hành hoạt động Chữ thập đỏ và tại cơ sở, trên phương tiện, hiện vật của Hội Chữ thập đỏ”; khoản 7, điều 5 quy định nghiêm cấm “Sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ trái pháp luật”. Luật hoạt động Chữ thập đỏ ra đời đã góp phần tạo hành lang pháp lý điều chỉnh một phần các hoạt động nhân đạo, từ thiện; khẳng định vị thế của Hội Chữ thập đỏ và xác định những lĩnh vực hoạt động đặc trưng do Hội tiến hành đảm bảo các hoạt động này đúng đối tượng, đúng mục đích, công bằng, không chồng chéo, trùng lặp.
Tuy nhiên hiện nay việc lạm dụng biểu tượng Chữ thập đỏ tại các bệnh viện, phòng cấp cứu, xe cấp cứu, biển hiệu phòng mạch tư, nhà thuốc…. vẫn còn nhiều. Đặc biệt, nhiều công ty tư nhân đăng ký dịch vụ vận chuyển sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ trên xe, thu tiền bệnh nhân giá cao hoặc sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ để quảng cáo… đã gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và vị thế của Hội Chữ thập đỏ trong những hoạt động xã hội nhân đạo.
Biểu tượng Chữ thập đỏ trên nền trắng không chỉ là biểu trưng riêng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mà là biểu tượng chung của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, việc sử dụng biểu tượng theo đúng quy định của Luật nhân đạo quốc tế và Luật hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam. Theo đó, chỉ được dùng Biểu tượng Chữ thập đỏ trong 4 tình huống:
- Tại bệnh viện làm nhiệm vụ cấp cứu không lấy tiền;
- Tại phòng khám bệnh, cấp cứu không lấy tiền;
- Các xe cấp cứu, xe chống dịch;
- Các cán bộ làm công tác phòng dịch, kiểm dịch biên giới.
Thu Uyên (Theo Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ)
Tags: ủy ban, thương binh, quốc tế, hội nghị, phong trào, tham dự, nhân viên, cứu trợ, bị thương, thống nhất, dấu hiệu, thể hiện, trung lập, phương tiện, tìm kiếm, chăm sóc, tham chiến
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập24
- Hôm nay12,092
- Hôm qua10,168
- Tháng hiện tại69,687
- Tổng lượt truy cập1,886,382,552