V/v chủ động ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4-2019
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, từ sáng đến trưa mai (30/8) đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 30/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 104,4 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Trung Lào. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ ngày mai đến ngày 02/9 ở khu vực tỉnh Phú Thọ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt từ 150-250mm, có nơi trên 250mm.
Trước những diễn biến phức tạp của bão số 4, để chủ động ứng phó với mưa lũ sau bão và các tình huống bất thường có thể xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh yêu cầu Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ trên địa bàn, thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh; bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ tại các khu vực xung yếu, nhất là các khu vực dễ bị chia cắt để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; kiểm soát và kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông khi cần thiết để đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
- Rà soát các khu vực dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, khu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các ngầm, tràn, bến đò ngang; kiên quyết không cho người và phương tiện đi qua các ngầm, tràn, bến đò ngang khi không đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra, rà soát, triển khai các phương án, biện pháp bảo vệ an toàn đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công, phát hiện và xử lý ngay những sự cố để đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập và hạ du hồ chứa, nhất là các đoạn đê, hồ đập xung yếu, bị sự cố, đang thi công, sửa chữa; đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu, khắc phục kịp thời sự cố.
- Chỉ đạo các đơn vị đang thi công các công trình đê điều, thủy lợi và các công trình thuộc phạm vi các tuyến sông, suối, ngòi thuộc địa bàn quản lý phải có phương án đảm bảo an toàn cho công trình; chủ động di dời máy móc thiết bị đến nơi an toàn, thanh thải vật liệu để đảm bảo tiêu thoát lũ.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, đảm bảo thông tin liên lạc, chủ động chỉ đạo xử lý tình huống và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh.
Tác giả bài viết: Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phú Thọ
Ý kiến bạn đọc
- Đang truy cập12
- Hôm nay5,218
- Hôm qua4,207
- Tháng hiện tại112,175
- Tổng lượt truy cập1,883,713,560