Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ với công tác phòng ngừa ứng phó thảm họa

Thứ ba - 30/10/2018 03:10
Những năm qua, Hội CTĐ tỉnh đã tích cực tham gia công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.

Nằm trong vùng ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (tháng 7/2018), Phú Thọ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cụ thể đã có 03 người chết, 01 người mất tích, 03 người bị thương. Số hộ dân bị ngập nước là 5.173 nhà. Số nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất là 130 nhà, nhà bị thiệt hại hoàn toàn là 24 nhà, nhà bị thiệt hại 1 phần là 117 nhà; có 2.677,7 ha lúa, 1.197,8 ha hoa màu bị ngập; Gia súc bị chết là 10.238 con, gia cầm là 93.487 con bị chết, cuốn trôi, cùng với thiệt hại về cở sở hạ tầng khác. Tổng thiệt hại ước tính trên 150 tỷ đồng.

 

Trận mưa lũ lịch sử tháng 7/2018 là một trong những loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong hơn 60 năm qua (kể từ năm 1956 đến nay) đã có tới hơn 400 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Phú Thọ. Có tới 80-90% dân số của tỉnh chịu ảnh hưởng của bão. Ngoài ra, lũ lụt, ngập úng làm ách tắc giao thông trầm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Sạt lở cũng xảy ra phổ biến ở các sông, suối, trượt lở đồi núi, sườn dốc, lún nứt… gây tổn thất rất lớn đến tính mạng, tài sản, nhà cửa và phá huỷ môi trường. Người dân luôn là nạn nhân của thiên tai và là nhóm dễ bị tổn thương, thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính bằng 1,5% GDP.

ho tro cho gia dinh bi thiet hai do mua lu huyen tan son

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và lãnh đạo huyện Tân Sơn hỗ trợ gia đình bị thiệt hại mưa lũ huyện Tân Sơn tháng 7/2018

 

Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa, thiên tai là việc làm quan trọng và cấp thiết đối với các cấp, các ngành, nhất là của Hội CTĐ. Hàng năm Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó thiên tai; tập trung chỉ đạo cấp Hội xây dựng quỹ dự phòng và lực lượng sẵn sàng cứu trợ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền qua báo chí và trong các hoạt động Hội về phòng ngừa, ứng phó thảm họa trong hệ thống Hội và cộng đồng. Xây dựng chương trình phối hợp với Sở NN và PTNT. Các chương trình vận động, ủng hộ đồng bào trong nước do Trung ương Hội phát động được Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai kịp thời và được cán bộ, hội viên nhân dân trong tỉnh ủng hộ đạt kết quả cao.

 

Về tổ chức bộ máy, tại Tỉnh Hội  công tác phòng ngừa ứng phó thiên tai được giao cho Ban Công tác xã hội phụ trách theo dõi. Cấp tỉnh có 04 cán bộ chuyên trách về phòng ngừa ứng phó thiên tai (01 Lãnh đạo phụ trách, 01 trưởng phòng, 02 cán bộ). Cấp huyện có 01 Lãnh đạo Hội kiêm nhiệm công tác phòng ngừa ứng phó thiên tai. Thành lập và duy trì hoạt động của đội phòng ngừa và ứng phó thiên tai cấp tỉnh gồm 12 thành viên và 13 Đội ứng phó thiên tai cấp huyện với 280 tình nguyện viên, 277 đội xung kích cấp xã với 831 thành viên. Có 01 đồng chí đã tham gia tập huấn phương pháp điều chỉnh đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng. 02 đồng chí tập huấn về ứng phó thiên tai khu vực Tây Bắc. Có 03 cán bộ của Tỉnh Hội - là thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh tham gia triển khai thực hiện Đề án 1002 Trung tâm phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (DMC) thuộc Bộ NN và PTNT tổ chức.

 

 Là thành viên của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã, Hội CTĐ tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các huyện nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, bão gió, các biện pháp tự phòng tránh và ứng phó với thảm họa, thiên tai, đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và huấn luyện kỹ năng phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, kỹ năng sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, hỗ trợ tâm lý, nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan tới thảm họa, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên CTĐ và người dân tại cộng đồng.  Hàng năm, Tỉnh Hội tổ chức 01 lớp tập huấn cho 30 cán bộ Hội Chữ thập đỏ các huyện, thành, thị về phòng ngừa, ứng phó thiên tai. 13 huyện, thành, thị tổ chức tập huấn cho gần 1.300 cán bộ cơ sở, đội ứng phó thiên tai về công tác phòng ngừa ứng phó thiên tai.Trước mùa mưa lũ đội xung kích cấp xã tổ chức tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó thiên tai cho cộng đồng tại nơi trọng điểm thiên tai. 

 

 Trong 5 năm Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ kịp thời cho 2.910 người dân chịu ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, trợ giúp cho 2.910 người hưởng lợi đạt trị giá 3.493.830.000đ. Riêng năm 2017 toàn tỉnh đã triển khai Lời kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về vận động và ủng hộ đồng bào Miền núi phía Bắc bị lũ lụt, ủng hộ Miền Trung bị bão lũ Hội Chữ thập đỏ các cấp đã vận động, trực tiếp thăm, tặng quà đạt trị giá 1.416.650.000đ. Trong đó ủng hộ Miền núi phía Bắc là: 1.110.250.000đ, ủng hộ miền Trung bị bão lũ là 306.400.000đ. Tổng trị giá về công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa trong 5 năm là: 4.910.480.000đ. Các đơn vị điển hình là: TP Việt Trì, Đoan Hùng. Tam Nông, Thanh Thủy, TX Phú Thọ….Hội Chữ thập đỏ các cấp đã hộ trợ sửa chữa, xây dựng mới 694 ngôi nhà đạt trị giá 11.884.000.000đ. Tham gia phối hợp vận động, hỗ trợ di chuyển 30 nhà tại vùng bị sụt, lún, sạc lở, ven núi, ven sông, đến các khu an toàn giá trị hỗ trợ khoảng: 120.000.000đ. Trận mưa lũ lịch sử tháng 7/2018, các cấp Hội đã tổ chức vận động và hỗ trợ đạt gần 1 tỷ đồng cho nhân dân các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Tam Nông.

 

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác phòng ngừa ứng phó thảm họa, thiên tai của Hội vẫn tồn tại một số hạn chế như: Công tác tham mưu của các cấp Hội còn hạn chế, chưa tổ chức tự diễn tập, tham gia diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn còn ít; kinh phí bố trí cho củng cố, trang bị và đào tạo huấn luyện các đội ưng phó thảm họa cơ sở còn hạn chế; một số các đội phòng ngừa thiên tai còn hình thức, nhân sự thường xuyên thay đổi nhưng chưa được kiện toàn bổ sung kịp thời.

 

Trên cơ sở kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, thời gian tới các cấp Hội CTĐ tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, kết hợp các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; nghiên cứu và hướng dẫn các cấp Hội tham gia phòng ngừa và ứng phó với các loại hình thiên tai, các loại hình thảm họa do con. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên tham gia hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Duy trì và phát triển các trạm, điểm sơ cấp cứu, lực lượng tình nguyện viên, thanh, thiếu niên CTĐ, huy động nguồn lực trong khắc phục hậu quả thảm họa thiên tai.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Mai Lan- Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây