MỖI GIỌT MÁU CHO ĐI – MỘT CUỘC ĐỜI Ở LẠI
Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt chỉ có thể được lấy từ những người khỏe mạnh, an toàn. Hàng năm, cả thế giới tiếp nhận được trên 100 triệu đơn vị máu với trên 90 triệu người hiến máu tình nguyện, việc tham gia hiến máu của người dân ở nhiều quốc gia đã trở thành thói quen, là trách nhiệm và là bổn phận của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

Nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những tấm gương đã tình nguyện hiến máu cứu người và khích lệ, động viên những người dân khỏe mạnh tham gia hiến máu, từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội Chữ Thập đỏ - Trăng Lưỡi Liềm Đỏ quốc tế và Hội Truyền máu quốc tế đã thống nhất lấy ngày 14/6 hàng năm là “Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu”. Đây cũng là dịp để thế giới tưởng nhớ tới Nhà bác học lỗi lạc người Mỹ gốc Áo Karl Landsteiner (ông sinh ngày 14/6), người đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, mở ra một kỷ nguyên mới cho công tác truyền máu và hiến máu an toàn của nhân loại. Từ đó đến nay, ngày 14/6 đã trở thành ngày ý nghĩa đối với triệu triệu người hiến máu trên khắp thế giới.
Năm 2014, Tổ chức WHO phát động ngày 14/6 với chủ đề “Máu an toàn cho Bà mẹ, Em bé và cho mỗi chúng ta” (Safe Blood for Saving Mothers) chiến dịch mong muốn sẽ nâng cao nhận thức cho người dân về hiến máu an toàn và các chế phẩm máu cần thiết cho những trường hợp cấp cứu, điều trị thiếu máu, chảy máu ở các bà mẹ trong quá trình mang thai và sinh con. Những đơn vị máu an toàn từ người hiến máu tình nguyện là món quà vô giá tiếp thêm sức mạnh cho “những người gieo mầm sự sống” để trẻ em sinh ra được khỏe mạnh và hơn hết đó là sự kết nối sự sống cho cộng đồng văn minh, tiến bộ.
Ở nước ta, hiến máu cứu người là hành động mang tính nhân văn sâu sắc, nghĩa cử cao đẹp, mỗi giọt máu cho đi là mang lại cho bệnh nhân cuộc sống, niềm vui và hy vọng. Từ khi phát động, sau 20 năm (1994 – 2014), phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng, ước tính có khoảng gần 6 triệu người trực tiếp hiến máu qua đó đã cứu sống hàng trăm ngàn người bệnh nhờ được truyền máu, phong trào có sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ - với trách nhiệm là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh xây dựng và phát triển phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn. Hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp được củng cố và phát triển; nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về hiến máu tình nguyện được nâng cao; lượng máu đáp ứng cho nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh tăng hàng năm. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện năm sau cao hơn năm trước; số lượng máu thu được ngày càng tăng: Theo thống kê giai đoạn 2002 - 2007 toàn tỉnh mới chỉ tiếp nhận 12.371 đơn vị máu thì giai đoạn 2008 đến nay tiếp nhận được 35.769 đơn vị máu, tăng gần gấp ba lần giai đoạn trước. Năm 2004, toàn tỉnh mới chỉ tiếp nhận được 300 đơn vị máu, thì đến năm 2013 toàn tỉnh đã tiếp nhận cấp 8.223 đơn vị máu (vượt 9,64% chỉ tiêu TW giao) và 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 14 buổi hiến máu tình nguyện tập trung và các buổi hiến máu trực tiếp tại Bệnh viện tỉnh thu hút hơn 5.500 tình nguyện viên tham gia hiến máu, tiếp nhận được 3.681 đơn vị máu (hoàn thành 45% chỉ tiêu TW giao). Đặc biệt, những năm gần đây, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phát động chiến dịch tuyên truyền và tổ chức được các buổi hiến máu tình nguyện vào các đợt cao điểm, từ đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu máu trầm trọng phục vụ cho cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong dịp hè và Tết nguyên đán. Phong trào hiến máu tình nguyện thực sự có sức lôi cuốn mạnh, phát triển bền vững và Phú Thọ được đánh giá là tỉnh dẫn đầu khu vực Đông Bắc Bộ về phong trào hiến máu tình nguyện.
Năm 2014, Tổ chức WHO phát động ngày 14/6 với chủ đề “Máu an toàn cho Bà mẹ, Em bé và cho mỗi chúng ta” (Safe Blood for Saving Mothers) chiến dịch mong muốn sẽ nâng cao nhận thức cho người dân về hiến máu an toàn và các chế phẩm máu cần thiết cho những trường hợp cấp cứu, điều trị thiếu máu, chảy máu ở các bà mẹ trong quá trình mang thai và sinh con. Những đơn vị máu an toàn từ người hiến máu tình nguyện là món quà vô giá tiếp thêm sức mạnh cho “những người gieo mầm sự sống” để trẻ em sinh ra được khỏe mạnh và hơn hết đó là sự kết nối sự sống cho cộng đồng văn minh, tiến bộ.
Ở nước ta, hiến máu cứu người là hành động mang tính nhân văn sâu sắc, nghĩa cử cao đẹp, mỗi giọt máu cho đi là mang lại cho bệnh nhân cuộc sống, niềm vui và hy vọng. Từ khi phát động, sau 20 năm (1994 – 2014), phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng, ước tính có khoảng gần 6 triệu người trực tiếp hiến máu qua đó đã cứu sống hàng trăm ngàn người bệnh nhờ được truyền máu, phong trào có sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ - với trách nhiệm là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh xây dựng và phát triển phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn. Hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp được củng cố và phát triển; nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về hiến máu tình nguyện được nâng cao; lượng máu đáp ứng cho nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh tăng hàng năm. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện năm sau cao hơn năm trước; số lượng máu thu được ngày càng tăng: Theo thống kê giai đoạn 2002 - 2007 toàn tỉnh mới chỉ tiếp nhận 12.371 đơn vị máu thì giai đoạn 2008 đến nay tiếp nhận được 35.769 đơn vị máu, tăng gần gấp ba lần giai đoạn trước. Năm 2004, toàn tỉnh mới chỉ tiếp nhận được 300 đơn vị máu, thì đến năm 2013 toàn tỉnh đã tiếp nhận cấp 8.223 đơn vị máu (vượt 9,64% chỉ tiêu TW giao) và 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 14 buổi hiến máu tình nguyện tập trung và các buổi hiến máu trực tiếp tại Bệnh viện tỉnh thu hút hơn 5.500 tình nguyện viên tham gia hiến máu, tiếp nhận được 3.681 đơn vị máu (hoàn thành 45% chỉ tiêu TW giao). Đặc biệt, những năm gần đây, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phát động chiến dịch tuyên truyền và tổ chức được các buổi hiến máu tình nguyện vào các đợt cao điểm, từ đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu máu trầm trọng phục vụ cho cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong dịp hè và Tết nguyên đán. Phong trào hiến máu tình nguyện thực sự có sức lôi cuốn mạnh, phát triển bền vững và Phú Thọ được đánh giá là tỉnh dẫn đầu khu vực Đông Bắc Bộ về phong trào hiến máu tình nguyện.
Hiến máu tình nguyện tại Lễ hội xuân hồng 2014
Trong phong trào đã xây dựng và duy trì bền vững các mô hình, điển hình như: “Vận động sinh viên hiến máu tình nguyện” của các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp dạy nghề trên địa bàn tỉnh; “Vận động hiến máu tình nguyện trong lực lượng dân quân, tự vệ và lực lượng quân dự bị” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; “Vận động hiến máu tình nguyện trong lực lượng vũ trang nhân dân” của Công an tỉnh; “Vận động hiến máu tình nguyện trong lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động” của các sở, ban, ngành, đoàn thể của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; “Vận động hiến máu tình nguyện trong cán bộ, đảng viên và người lao động” trong các doanh nghiệp tỉnh của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; “Vận động hiến máu tình nguyện theo khối xã/phường/thị trấn” và “Vận động hiến máu tình nguyện trong ngành giáo dục” của các huyện, thành, thị; mô hình Câu lạc bộ Ngân hàng máu dự bị của Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Đội tình nguyện viên, tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện của các cơ quan, địa phương, đơn vị … Từ đó, xuất hiện nhiều “Điểm sáng trong phong trào hiến máu tình nguyện” của tỉnh như: Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ (vượt 30% chỉ tiêu), Trường Đại học Hùng Vương (vượt 15% chỉ tiêu), Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (vượt 5% chỉ tiêu) và một số đơn vị có phong trào mạnh như các trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng nghề công nghệ Giấy và cơ điện, Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất, Cao đẳng Nghề… Từ năm 2010 trở về trước, hoàn thành chỉ tiêu giao là một việc khó đối với các địa phương, đơn vị thì đến nay phong trào của các huyện, thành, thị đều được duy trì bền vững và đặc biệt một số địa phương, đơn vị đã đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch: Ban Chỉ đạo vận động HMTN các huyện Tân Sơn (vượt 95% chỉ tiêu); Tam Nông (vượt 85% chỉ tiêu); Thanh Thủy và TP. Việt Trì (vượt 70% chỉ tiêu); Yên Lập (vượt 50% chỉ tiêu), Hạ Hòa (vượt 5% chỉ tiêu).
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều tấm gương cá nhân, gia đình tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện như: Anh Bùi Quang Hiển – Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM phường Gia Cẩm, TP Việt trì (22 lần); chị Phạm Thị Mai Lan - Hội CTĐ tỉnh (21 lần); anh Hoàng Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì (15 lần); anh Hoàng Văn Hưng- Đài truyền thanh huyện Cẩm Khê (14 lần); sinh viên Bạch Văn Tuấn- Trường Đại học Hùng Vương (13 lần); có 25 người đã tham gia hiến máu trên 10 lần; 275 người hiến máu từ 5 - 9 lần; trên 600 người tham gia hiến máu trên 3 lần. Đây là những cá nhân tiêu biểu xuất sắc, đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện với tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng.
Để mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hiến máu cứu người và an toàn truyền máu; tăng dần số lượng người đủ sức khỏe tham gia hiến máu tại cơ sở và cộng đồng; phấn đấu đến năm 2015, tiếp nhận đạt 9.500 ngàn đơn vị máu đạt tỷ lệ 1% dân số, phục vụ cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, nâng chất lượng tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người hiến máu; nhân rộng và nâng chất lượng hoạt động các mô hình, điển hình; tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả; tăng cường sự phối hợp và chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị; xã hội hóa phong trào hiến máu nhân đạo, làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn tầm quan trọng, tính nhân đạo của việc hiến máu cứu người.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều tấm gương cá nhân, gia đình tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện như: Anh Bùi Quang Hiển – Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM phường Gia Cẩm, TP Việt trì (22 lần); chị Phạm Thị Mai Lan - Hội CTĐ tỉnh (21 lần); anh Hoàng Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì (15 lần); anh Hoàng Văn Hưng- Đài truyền thanh huyện Cẩm Khê (14 lần); sinh viên Bạch Văn Tuấn- Trường Đại học Hùng Vương (13 lần); có 25 người đã tham gia hiến máu trên 10 lần; 275 người hiến máu từ 5 - 9 lần; trên 600 người tham gia hiến máu trên 3 lần. Đây là những cá nhân tiêu biểu xuất sắc, đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện với tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng.
Để mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của hiến máu cứu người và an toàn truyền máu; tăng dần số lượng người đủ sức khỏe tham gia hiến máu tại cơ sở và cộng đồng; phấn đấu đến năm 2015, tiếp nhận đạt 9.500 ngàn đơn vị máu đạt tỷ lệ 1% dân số, phục vụ cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, nâng chất lượng tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người hiến máu; nhân rộng và nâng chất lượng hoạt động các mô hình, điển hình; tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả; tăng cường sự phối hợp và chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị; xã hội hóa phong trào hiến máu nhân đạo, làm cho các tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn tầm quan trọng, tính nhân đạo của việc hiến máu cứu người.
Tác giả bài viết: Vũ Thị Minh Tâm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội CTĐ tỉnh - Ủy viên TT Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh
Ý kiến bạn đọc
Video nổi bật
Đơn vị phối hợp
Thống kê
- Đang truy cập10
- Hôm nay3,183
- Hôm qua4,202
- Tháng hiện tại75,054
- Tổng lượt truy cập1,887,538,117